Mối liên hệ giữa stress và đái tháo đường
Trong xã hội hiện đại, con người sống và làm việc trong điều kiện môi trường có nhiều yếu tố gây nên tình trạng stress kéo dài ( mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với đồng nghiệp, căng thẳng học hành thi cử, mất việc…). Đồng hành với nó, Đái tháo đường đang có tỉ lệ gia tăng rất nhanh.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới ( WHO ) ước tính đến năm 2025 là 330 triệu người ( chiếm 5,4 % dân số thế giới ) mắc bệnh Đái tháo đường. Trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường. Thế giới phải chi ra 1,030 tỉ USD/ năm cho điều trị căn bệnh này. Việt Nam đang có 31,1% người đái tháo đường (nhóm 18 đến 69 tuổi) được chẩn đoán, trong khi có tới 69,9% người đái tháo đường chưa được chẩn đoán.( PGS Lương Ngọc Khuê – Bộ Y tế công bố ngày 20/09/2017 ).
Stress ảnh hưởng đến hành vi khiến bệnh nhân khó kiểm soát thói quen ăn uống, dẫn đến việc ăn uống những thực phẩm dễ gây tăng cân , béo phì…uống nhiều bia rượi, hút nhiều thuốc lá, cà phê, ít vận động…
Đồng thời stress xảy ra kích hoạt hệ trục: hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận. Từ đó 2 hormon cơ bản tham gia vào quá trình chống lại stress là: Adrenaline và Cortisone được tiết ra. Hai hormon này góp phần gia tăng đường máu, tăng chuyển hóa cơ bản…Khi bị stress kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho cơ thể trong đó có tăng đường huyết, béo phì…điều này làm cho người mắc stress kéo dài dễ khởi phát bệnh Đái tháo đường. Mặt khác, người bệnh Đái tháo đường trở nên khó kiểm soát đường huyết khi phải đối mặt với stress, nhất là tình trạng stress kéo dài. Khi đó người bệnh sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của các rối loạn do stress và Đái tháo đường gây ra.
Từ mối liên hệ giữa Stress và Đái tháo đường, việc kiểm soát Stress ở bệnh nhân Đái tháo đường cần tiến hàng song song với kiểm soát đường huyết luôn luôn quan trọng – Đây là vấn đề cần kiểm soát ngay hôm nay.